Một số vấn đề lưu ý đối với kiểm tra, thử nghiệm máy bơm chữa cháy theo QCVN 03:2021/BCA

Ngày 28/12/2021, Bộ trưởng Bộ Công an đã ký Thông tư số 123/2021/TT-BCA ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về “Phương tiện phòng cháy và chữa cháy – QCVN 03:2021/BCA”, thời gian có hiệu lực thi hành kể từ ngày 28/6/2022. 

Điều 2.1.1 của QCVN 03:2021/BCA quy định chỉ tiêu kỹ thuật, mức yêu cầu, phương pháp thử nghiệm đối với máy bơm chữa cháy động cơ điện như sau:

Điều 2.1.2 của QCVN 03:2021/BCA quy định chỉ tiêu kỹ thuật, mức yêu cầu, phương pháp thử nghiệm đối với máy bơm chữa cháy động cơ đốt trong như sau:

Căn cứ quy định nêu trên, Cục Cảnh sát PCCC và CNCH đã ban hành tài liệu hướng dẫn kiểm định máy bơm chữa cháy động cơ điện, động cơ đốt trong (kèm theo tài liệu hướng dẫn TLHD: 01-2023/PCCC&CNCH-P7 và TLHD: 02-2023/PCCC&CNCH-P7).

Căn cứ các quy định nêu trên, hiện nay các đơn vị sản xuất, kiểm định đã nghiêm túc tổ chức thực hiện kiểm tra, thử nghiệm phương tiện PCCC trước khi đưa ra thị trường, góp phần quan trọng trong việc kiểm soát chất lượng sản phẩm. Qua theo dõi, kiểm tra, Cục Cảnh sát PCCC và CNCH lưu ý một số nội dung trong quá trình thực hiện kiểm định như sau:

1. Căn cứ quy định tại Điều 2.1.1 QCVN 03:2021/BCA về lấy mẫu kiểm định, nếu lô máy bơm chữa cháy (với mỗi model) có số lượng ≤ 10 thì lấy 01 mẫu; có số lượng > 10 và ≤ 20 thì lấy 02 mẫu; có số lượng > 20 và ≤ 100 thì lấy 03 mẫu; có số lượng > 100 thì lấy 05 mẫu.

Các mẫu nêu trên đều phải thực hiện đầy đủ nội dung kiểm định nêu tại tài liệu hướng dẫn Cục Cảnh sát PCCC và CNCH đã ban hành. Trường hợp có bất kỳ mẫu nào có kết quả kiểm định “không đạt” thì lô máy bơm chữa cháy với Model tương ứng sẽ được coi là có kết quả kiểm định “không đạt”. Trong trường hợp này, đơn vị sản xuất, nhập khẩu cần thực hiện kiểm tra, thử nghiệm lại 100% các phương tiện trong lô sản phẩm để tự đánh giá, điều chỉnh trước khi tiếp tục đề nghị kiểm định phương tiện PCCC và cung cấp ra thị trường.

2. Đối với máy bơm chữa cháy được nhà sản xuất công bố dải lưu lượng/ cột áp, khi kiểm tra “lưu lượng, áp suất, tốc độ vòng quay của bơm” cần thực hiện tại chế độ vận hành khi “máy bơm hoạt động ổn định”. Sự làm việc ổn định của máy bơm ở đây được hiểu là mức độ dao động của các giá trị đo: Công suất, lưu lượng, cột áp, tốc độ vòng quay của máy bơm nằm trong phạm vị dao động cho phép (theo Điều 5.4 TCVN 9222:2012 ISO 9906:1999 Bơm cánh quay – Thử nghiệm chấp nhận tính năng thủy lực – Cấp 1 và cấp 2), do đó cần kiểm tra sự phù hợp của hệ thống, các giá trị đo được trước và trong suốt quá trình thử nghiệm.

Mặt khác, cần giám sát sự làm việc của động cơ, đối với máy bơm điện cần giám sát thông qua quan sát dòng điện làm việc của máy bơm chữa cháy tại các điểm làm việc trên đường đặc tính, đối với máy bơm Diesel, cần giám sát thông qua kiểm tra tốc độ vòng quay của động cơ trong quá trình làm việc. Kết quả đo dòng điện làm việc tại các pha, đo tốc độ vòng quay phải được nêu cụ thể tại Biên bản kiểm định. Để bảo đảm máy bơm vận hành ổn định, không cho phép xảy ra hiện tượng quá tải trong quá trình đo, kiểm tra. Sự quá tải đối với động cơ điện được coi là xảy ra khi dòng điện làm việc trên pha bất kỳ vượt quá 15% dòng điện định mức được nhà sản xuất ghi nhãn trên động cơ (Ipha > 1,15 Iđm). Đối với động cơ diesel, dải công suất trên trục động cơ diesel ở chế độ dài hạn không được nhỏ hơn 110% công suất yêu cầu trên trục lớn nhất của máy bơm ở mọi chế độ làm việc. Do đó, có thể nhận biết sự quá tải của động cơ khi điều chỉnh lưu lượng, cột áp của hệ thống về xung quanh điểm kiểm tra (điểm có lưu lượng, cột áp nằm trong phạm vi chênh lệch cho phép) thông qua theo dõi tốc độ vòng quay của động cơ, sự quá tải xảy ra khi tốc độ vận hành thực tế vượt quá tốc độ định mức của máy bơm (Ntt > Nđm);

3. Phải kiểm tra tối thiểu 05 điểm làm việc trên đường đặc tính đối với máy bơm chữa cháy được nhà sản xuất công bố dải lưu lượng/ cột áp, các điểm kiểm tra này được quy định tại 6.3.4.1 TCVN 8531:2010 gồm:

– Điểm có lưu lượng ổn định liên tục nhỏ nhất;

– Điểm có lưu lượng ổn định liên tục lớn nhất;

– Điểm đạt hiệu suất làm việc cao nhất;

– Điểm có cột áp làm việc lớn nhất;

– Điểm bất kỳ nằm giữa điểm đạt hiệu suất làm việc cao nhất và lưu lượng ổn định liên tục lớn nhất, hoặc điểm làm việc lựa chọn theo hồ sơ thiết kế (nếu có).

4. Đối với máy bơm được nhà sản xuất công bố làm việc tại 01 điểm (thường trong trường hợp đặt hàng theo thiết kế cho dự án, công trình cụ thể), thực hiện kiểm tra lưu lượng, cột áp, tốc độ vòng quay, dòng điện làm việc tại điểm làm việc, đồng thời kiểm tra khả năng làm việc của động cơ tại điểm có lưu lượng 110% lưu lượng thiết kế.

5. Đối với chủ đầu tư và các đơn vị tư vấn khi lựa chọn máy bơm chữa cháy cần lưu ý:

– Máy bơm được lựa chọn phải có vùng làm việc trên đồ thị lưu lượng/cột áp bao gồm điểm làm việc theo hồ sơ thiết kế và điểm đáp ứng 110% lưu lượng thiết kế hoặc điểm đáp ứng 150% lưu lượng thiết kế (đối với máy bơm lắp đặt cho trạm bơm nước chữa cháy theo QCVN 02:2020/BCA);

– Máy bơm chữa cháy phải có các đặc điểm kỹ thuật khác phù hợp với yêu cầu thiết kế riêng của từng loại dự án, công trình đặc thù.

ST: Phòng 7/Cục Cảnh sát PCCC và CNCH

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

EnglishVietnamese